Chuẩn bị:
- Đường trắng
- Phẩm màu (màu xanh da trời, màu cam, màu vàng)
- 3 cốc nhựa hoặc thủy tinh giống nhau để pha màu
- Nước
Bước 1: Pha nước đường
- Các cốc được đánh số từ 1 đến 3. Cốc 1 không cho đường, cốc 2 cho 2 thìa đường, cốc 3 cho 4 thìa đường.
- Đổ nước ấm vào 3 cốc nước có sẵn sao cho chiều cao cột nước ở 3 cốc là bằng nhau.
- Dùng thìa khuấy tan đường có trong cố 2 và cốc 3.
Bước 2: Pha màu
- Cho phẩm màu vào 3 cốc nước tương ứng với 3 màu sau đó khuấy đều cho màu tan đều trong cốc nước.
Cốc số 1: Màu đỏ
Cốc số 2: Màu vàng
Cốc số 3: Màu xanh dương
Bước 3: Hô biến cốc nước màu sắc
- Lần lượt đổ 3 cốc nước màu vào cốc thủy tinh rỗng theo thứ tự cốc 3, cốc 2 và cốc 1 với lượng nước bằng nhau.
- Đầu tiên, lấy cốc màu số 3 (màu xanh dương) đổ vào cốc pha chế.
- Tiếp theo, dùng ống nhỏ giọt nhỏ lấy nước từ cốc số 2 nhỏ từng giọt vào cốc pha chế và làm tương tự với cốc số 1.
Sau khi hoàn thành thí nghiệm chúng ta sẽ thấy 3 màu sắc trong cốc pha màu không hề hòa lẫn vào với nhau.
Giải thích thí nghiệm:
Ở cốc số 3 có nhiều đường nhất sẽ có trọng lượng riêng cao nhất. Cốc nước số 2 có ít đường hơn nên trọng lượng riêng thấp hơn cốc số 3. Và cuối cùng, cốc số 1 không có đường nên trọng lượng riêng nhỏ nhất.