Trong đó các cô giáo chú trọng tới việc hạn chế tối đa việc sử dụng mút xốp màu sắc lòe loẹt mà thay vào đó là sử dụng nguyên liệu tự nhiên như cành cây khô, quả khô, màu sắc sử dụng trang trí đơn giản, bắt mắt, tạo sự sang trọng và không nhiều màu. Mỗi khối, mỗi lớp đều có những màu sắc riêng và có sự liên kết giữa các lớp trong khối.
Chỉ trong thời gian tháng 9, các lớp, các góc chơi được trang trí theo phương pháp Steam, từ góc nghệ thuật nơi lưu giữ những sản phẩm đẹp của các con đến góc xây dựng, góc phân vai, góc thư viện, góc học tập… đều được các cô sắp xếp rất khoa học và ngăn nắp, mỗi lớp một vẻ, trang trí theo sự sáng tạo, đặc điểm riêng của mỗi lớp... Nhiều lớp đã tận dụng những phế liệu như chai, lọ để tạo nên những chậu cây cảnh đẹp mắt, điều này vừa giảm thiểu rác thải xả ra môi trường, vừa tận dụng để tái chế, tiết kiệm tối đa chi phí. Tạo ra một môi trường học tập mới theo phương pháp Steam. Từ đây, trẻ được học tập, trải nghiệm và khám phá, qua đó kích thích sự sáng tạo, rèn luyện được sự khéo léo, bền bỉ, khuyến khích trẻ thực hiện những thử nghiệm mới, luyện tập các kỹ năng cần thiết cho trẻ, dạy trẻ cách giải quyết vấn đề, cách làm việc theo nhóm và sử dụng công nghệ. Trẻ được trải nghiệm những kiến thức thực tiễn vừa lớn khôn, trưởng thành, “chơi thông minh và học vui vẻ” nhằm hướng tới sự phát triển toàn diện.
Có thể thấy Hội thi xây dựng“MTGD lấy trẻ làm trung tâm – Lớp học hạnh phúc – Lớp học tiên tiến” của trường mầm non Ngọc Thuỵ đã không chỉ nâng cao nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường, không gian sống cho học sinh, mà còn khơi dậy khả năng sáng tạo của giáo viên, phát huy tính chủ động, góp phần xây dựng môi trường lớp học đổi mới, thân thiện và hiệu quả./.