Đối với mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trẻ được làm quen, nhận biết, phân biệt 29 chữ cái trong bộ chữ cái tiếng việt; giúp trẻ nhận ra các chữ có trong từ để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, được phát triển tâm sinh lý đúng theo độ tuổi mình ,tạo nên một tiền đề tốt cho trẻ, một tâm lý vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp một.
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Theo Xiaoqing Yu, Giám đốc Ban phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương chia sẻ: “Rất nhiều bằng chứng trên thế giới cho thấy rằng nhiều kỹ năng tư duy, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và kỹ năng ứng xử được hình thành trong những năm đầu đời của trẻ. Nếu bạn muốn có 1 nền giáo dục công bằng, nếu bạn muốn mọi người đều tận dụng lợi thế từ nền kinh tế phát triển, nếu bạn muốn chống lại đói nghèo – phát triển giáo dục mầm non là một trong những công cụ hứa hẹn nhất."
Theo khảo sát có khoảng một nửa số trẻ em Việt Nam 5 tuổi có nguy cơ thiếu hụt hoặc thiếu hụt ít nhất 1 trong 5 kỹ năng cần thiết để bắt đầu đi học. Dự án Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học của trẻ mầm non được thiết kế để giải quyết vần đề này bằng cách nâng cao khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học tiểu học. Với các Modun dành cho giáo viên gồm có : Modun xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; Modun Giáo dục phát triển ngôn ngữ; Modun Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; Modun Phát triển nhận thức; Modun Chăm sóc và giáo dục trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có hoàn cảnh khó khăn; Modun Hợp tác với cha mẹ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Dự án đã giúp cho trẻ có nhiều cơ hội hơn, được quan tâm nhiều hơn, trẻ được thể hiện chính mình và hơn hết trẻ có đủ tâm thế sẵn sàng đi học. Một trong những Modun dành cho giáo viên bản thân tôi thật sự quan tâm đến Modun Giáo dục phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là với hoạt động làm quen chữ cái, một hoạt động rất đặc trưng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
Với xu thế phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, nền giáo dục của nước ta cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Việc làm thế nào cho trẻ đọc thông viết thạo đã trở thành một gánh nặng, một áp lực của từng nhà trường từng gia đình và hơn hết là áp lực đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi- các bé chuẩn bị bước vào lớp 1, học trước chương trình lớp một (đọc, viết, làm toán) đang trở thành một vấn nạn nhức nhối của toàn xã hội. Nền kinh tế phát triển, mỗi trẻ em đều được bố mẹ chăm sóc, đầu tư đầy đủ từ vật chất đến tinh thần và việc ầu tư cho trẻ vào lớp một cũng được phụ huynh hết sức qua tâm. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng quan tâm đến con theo hướng tích cực để tạo tâm thế tốt cho trẻ sẵn sàng đi học. Mà có rất nhiều phụ huynh đã có những suy nghĩ sai lệch ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ nhỏ như: Việc cho con tập viết, ghép vần,tập đọc trước khi trẻ 6 tuổi bởi trẻ chưa đến 6 tuổi các yếu tố về thể lực, tâm lý, ngôn ngữ… chưa đáp ứng được. Dạy học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1, vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt.
Ở trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, vừa học vừa chơi.Thông qua các hoạt động đan xen trong ngày nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn là chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đến trường.
Đối với mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trẻ được làm quen, nhận biết, phân biệt 29 chữ cái trong bộ chữ cái tiếng việt; giúp trẻ nhận ra các chữ có trong từ. Nhưng làm thế nào để biến môn học làm quen với chữ cái trở thành một trò chơi thật sự hứng thú, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, để trẻ được thấy như mình được chơi chứ không phải là bị ép học; để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo, được phát triển tâm sinh lý đúng theo độ tuổi mình và hơn nữa để cho phụ huynh nhận thấy điều quan trọng là tạo nên một tiền đề tốt cho trẻ, một tâm lý vững vàng, sẵn sàng bước vào lớp một.
Là một giáo viên trẻ, nhiệt huyết,với nhiều năm dạy lứa tuổi mẫu giáo lớn 5-6 tuổi, luôn nghiêm túc thực hiện Thông tư 17/2012 của Bộ giáo dục và đào tạo tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp một cho trẻ đặc biệt là chữ và toán. Mặt khác không chỉ có dạy cho trẻ nhận biết phân biệt các chữ cái mà quan trọng hơn nữa là xây dựng cho trẻ một môi trường lớp học, môi trường học tập ở đó trẻ thật sự được làm trung tâm.Tôi luôn mong muốn làm sao tạo được tâm lý thoải mái, nền tảng vững chắc cho trẻ khi bước vào lớp. Từ những trăn trở như vậy tôi đã thực hiện đề tài: “Tăng cường khă năng sẵn sàng cho trẻ đi học thông qua hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”
II. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ CÁI TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
- Nội dung của hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non.
- Chương trình giáo dục mầm non
+ Nhận biết mặt chữ cái
+ Sao chép chữ cái
+ Biết sử dụng các dụng cụ viết
- Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
+ Nhận biết mặt chữ cái
+ So chép các chữ cái
+ Thích đọc và tò mò ý nghĩa của các chữ in
+ Cố gắng sử dụng các dụng cụ viết
+ Viết từ trái sang phải
+ Thích viết (không có hướng dẫn của giáo viên)
+ Tự viết tên mình
+ Kể truyện theo tranh
+ Biết sử dụng sách (như lật giở trang sách)
- Thực trạng của hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay.
- Để đánh giá thực trạng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay, tôi đã tiến hành khảo sát trên 15 giáo viên của 5 lớp lớn mức độ nhận thức của họ về tâm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non, giúp Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học.
Bảng : Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non trong việc tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học
TT
|
Mức độ nhận thức
|
Số lượng
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Rất quan trọng
|
12
|
80%
|
2
|
Quan trọng
|
2
|
13%
|
3
|
Bình thường
|
1
|
7%
|
4
|
Không quan trọng
|
0
|
|
Qua bảng khảo sát cho thấy hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non, tỷ lệ này là 80%, không có giáo viên nào đánh giá là không quan trọng.
- Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên về mức độ thực hiện của giáo viên đối với hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay và đã thu được kết quả như sau.
Bảng : Mức độ thực hiện hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non hiện nay của giáo viên
TT
|
Mức độ thực hiện
|
Số lượng
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Tốt
|
10
|
67%
|
2
|
Khá
|
2
|
13%
|
3
|
Trung bình
|
2
|
13%
|
4
|
Yếu
|
1
|
7%
|
- Kết quả trên cho thấy có 67% thực hiện tốt, 20% thực hiện ở mức độ yếu và trung bình. Nguyên nhân được cho là đồ dùng dạy học chưa phong phú, chủ yếu chỉ là những thẻ chữ có sẵn.
- Khảo sát mức độ thực hiện đổi với của giáo viên đối với hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi hiện nay.
Bảng : Mức độ thực hiện đổi mới hoạt động làm quen chữ cái của giáo viên hiện nay
TT
|
Mức độ thực hiện
|
Số lượng
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Tốt
|
7
|
47%
|
2
|
Khá
|
4
|
27%
|
3
|
Trung bình
|
2
|
13%
|
4
|
Yếu
|
2
|
13%
|
Bảng : Mức độ thực hiện của giáo viên để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi giúp tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ
STT
|
Nội dung khảo sát
|
Mức độ
|
Tốt
|
Khá
|
Trung bình
|
Yếu
|
1
|
Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm
|
7%
|
5%
|
3%
|
0%
|
2
|
Làm đồ dùng, đồ chơi dựa vào nhu cầu của trẻ
|
7%
|
6%
|
1%
|
1%
|
3
|
Làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phát huy tính tích cực của trẻ
|
6%
|
6%
|
2%
|
1%
|
4
|
Công tác tuyên truyền với phụ huynh
|
13%
|
2%
|
0%
|
0%
|
- Hoạt động làm quen chữ cái trong trường mầm non hiện nay được thực hiện với 1 hoạt động/ tuần, đó là hoạt động làm quen. Hoạt động củng cố (hay còn gọi là trò chơi), được thực hiện vào hoạt động khác trong ngày (hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều…). Với thời lượng như vậy việc làm quen với chữ cái đối với trẻ còn hạn chế. Mặt khác đa số giáo viên mới đơn thuần cho trẻ làm quen với chữ cái qua các thẻ chữ có sẵn, hoặc trên powerpoint mà chưa cho trẻ đi sâu vào tìm hiểu con chữ, hay các chữ cái còn được thể hiện trên các chất liệu khác nhau.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài
* Thuận lợi:
- Luôn được Phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường quan tâm đến vấn đề này. Tạo điều kện hết sức về trang thiết bị, cơ sở vật chất và chuyên môn đối với giáo viên.
- Nhà trường cũng là điểm thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Bộ giáo dục và đào tạo
- Giáo viên trong lớp đều là cô giáo trẻ, với nhiều năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi luôn có tinh thần học hỏi, tìm tòi các phương pháp tiên tiến hiện đại, chịu khó không quản khó khăn vất vả tìm hiểu để trẻ được hoạt động, học tập vui chơi đúng theo lứa tuổi của mình.
- Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của cô và cháu, phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên.
- Bản thân tôi luôn nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tạo tiền đề tâm lý sẵn sàng cho trẻ vào lớp một, đặc biệt với hoạt động làm quen chữ cái làm quen chữ cái.
* Khó khăn:
- Một số phụ huynh chưa thật sự hiểu hết về đề án Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học.
- Một số phụ huynh quá lo lắng, chưa nhận thức được việc nguy hại khi cho con học chữ trước chương trình, nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền và việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường
- Các hoạt động, hình thức làm quen chữ cái còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đi kịp xu thế của xã hội dẫn đến chưa có nhiều cơ hội để trẻ thể hiện được khả năng tư duy, sáng tạo của mình mà chủ yếu vẫn là những hình thức bài học theo lối mòn
- Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày cũng hạn chế.
Với thực trạng của hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm nonn hiện nay và những thuận lợi, khó khăn trên tôi đã băn khoăn, trăn trở và tìm ra một số biện pháp giải quyết vấn đề như sau:
III- NỘI DUNG - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Sau 2 năm học 2015- 2016; 2016- 2017 thực hiện tôi đã đưa ra được một số biện pháp như sau.
PHẦN I: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp 1:Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Một trong những nội dung của đề án Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học là xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đây là một trong những nội dung rất quan trọng và nó cũng là yếu tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5- tuổi trong trường mầm non.
Đối với trẻ mầm non, học mà chơi- chơi mà học. Kiến thức mà trẻ nhận được không chỉ có ở trong giờ học và ở mọi lúc mọi nơi, trẻ mẫu giáo chủ yếu tri giác bằng hình ảnh, trẻ chưa có khả năng ghi nhớ ngay mà phải thấm dần dần. Nhất là đối với làm quen chữ cái, để trẻ có thể nhớ được mặt chữ, phát âm được đúng chữ cái, nhận biết được chữ cái có trong từ thì việc xây dựng một môi trường lớp học gần gũi với trẻ, kích thích được trí óc của trẻ mang tính thẩm mĩ cao là một điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong năm học 2016- 2017, nhà trường được trở thành điểm thực hành của Bộ giáo dục và đào tạo về áp dụng Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Môi trường lớp học của nhà trường đã được dự án, các chuyên gia, đồng nghiệp của các tỉnh thành đánh giá cao và học tập.
Cách thực hiện
- Lên kế hoạch rà soát và dự kiến thời gian thực hiện theo những tiêu chí của dự án
- Tìm tòi các nguyên vật liệu, kiểu mẫu, xoay lại các giá góc phù hợp với các hoạt động của trẻ, phù hợp với các tiêu chí đã đề ra của dự án
- Ngay khi bước chân vào lớp học, giá để dép và để ba lô của trẻ, ngoài những ký hiệu gần gũi, giáo viên chúng tôi đã gắn luôn tên trẻ, qua nhiều ngày trẻ nhớ dần tên của mình, tên của bạn xung quanh và nhớ các chữ cái có trong tên đó. Kể cả việc cất dép, cất ba lô như thế nào cho đúng quy định cũng được chúng tôi gắn hình ảnh và thao tác các bước bằng chữ rõ ràng.
- Các góc, các đồ chơi đồ dùng, các nội quy, quy định trong lớp đều được ghi chữ chú thích phù hợp với trẻ.
- Góc sách truyện được trang trí , sắp xếp với nhiều loại sách hay, tất cả các sách truyện trong góc đều được trẻ mang từ nhà đi và trẻ tự làm theo từng chủ đề, tạo cho trẻ một thói quen ham đọc sách.
- Đặc biệt là ở góc chữ cái, được trang trí mở,với nhiều đồ dùng phong phú, khơi gợi được sự sáng tạo ở trẻ. Các trò chơi chữ cái đều được luân phiên theo nhóm chữ và theo từng chủ đề, sự kiện trong tháng, với những đồ chơi như vậy trẻ không chỉ được chơi vào hoạt động góc mà trẻ còn được chơi vào giờ đón, giờ hoạt động chiều.
2. Biện pháp 2: Thông qua các giờ hoạt động tuyên truyền.
Trong tất cả các chương trình, hoạt động, hình thức tuyên truyền là một trong những hình thức đem lại hiệu quả cao. Do đó hình thức này đã được chúng tôi áp dụng đặc biệt là đối với cha mẹ học sinh.
Cách thực hiện:
- Tổ chức các buổi họp phụ huynh tập thể hay họp với từng cá nhân, tuyên truyền với phu huynh đề án Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học. Đưa ra những phiếu khảo sát để phụ huyn có thể hiểu được con minh, giải đáp những thắc mắc của phụ huynh về đề án cũng như về hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi.
- Vào giờ đón và trả trẻ, giáo viên chúng tôi ngoài việc thông báo tình hình sức khỏe, kết quả học tập của trẻ trong một ngày. Chúng tôi chủ động tuyên truyền , chia sẻ với phụ huynh về những nguy hại nếu cho trẻ học trước chương trình khi trẻ chưa đủ tuổi, sẽ dẫn đến tâm lý sợ học, lo lắng và sẽ làm phát triển không đồng đều tâm sinh lý của trẻ, việc quan trọng tạo cho trẻ một tâm thế tốt, yêu thích học tập. Và đối với môn học làm quen chữ cái, cha mẹ hãy cùng con chơi trò chơi tìm các chữ cái có chứa trong từ, ôn lại các phát âm các chữ cái mà trẻ đã được học tại lớp, phân biệt 29 chữ cái thông qua nét chữ thay vì việc bắt trẻ tập ghép vần, tập đọc, tập viết khi mà tâm lý và sinh lý của trẻ chưa đủ tuổi để sẵn sàng làm việc đó.
- Ở góc tuyên truyền của lớp, giáo viên chúng tôi cũng sưu tầm các quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về quy định dạy thêm, học thêm, dạy trước chương trình; những phương pháp hay cùng còn trẻ học tập hay những bài báo nói về tác hại của việc dạy trẻ học trước chương trình đặc biệt là làm quen chữ cái để phụ huynh hiểu rõ, tránh gây áp lực học tập cho con em mình. Và cũng để cùng kết hợp với cô giáo ở lớp có hướng đi đúng đắn giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
- Phiếu điều tra dành cho phụ huynh học sinh (Phụ lục)
- Phiếu điều tra thông tin chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà (Phụ lục)
3. Biện pháp 3: Giáo dục trẻ tính tự lập, hứng thú trong học
Lớp một là một môi trường hoàn toàn mới với trẻ, ở đó trẻ phải chủ động trong mọi việc từ sinh hoạt lao động tự phục vụ đến việc học tập của mình. Rèn được cho trẻ tính tự lập và niềm yêu thích học tập sẽ giúp trẻ thích nghi một cách dễ ràng với môi trường học tập mới.
Cách thực hiện:
- Năm học 2015- 2016 nhà trường mầm non được vinh dự làm điểm kiến tập cho Thành phố về kỹ năng tự phục vụ. Ngay từ những ngày đầu tiên của năm học giáo viên chúng tôi đã hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự phục vụ cho bản thân theo phiên chế các chủ đề như: tự cất dép, cất ba lô, gấp quần áo, đi vệ sinh đúng nơi quy định, cách bê ghế, đứng lên ngồi xuống ghế; cách vệ sinh bàn sau khi ăn;cách quét rác trên sàn…;cách ngồi học đúng tư thế, cách cầm bút, cách lấy vở, mở vở, giữ gìn sách vở; ý thức lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Luôn khơi gợi, đặt câu hỏi để trẻ nói lên được mong muốn của mình.
- Tăng cường các hoạt động vui chơi phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình. Trẻ được tự lựa chọn các đồ chơi mà mình thích, đặc biệt là các trò chơi đòi hỏi trẻ phải làm việc và giải quyết một cách độc lập.
Tất cả những điều trên sẽ giúp trẻ thấy tự tin hòa đồng với tập thể, tự tin chủ động khi giải quyết vấn đề.
4. Biện pháp 4: Lồng ghép với các môn học khác
Việc lồng ghép nhẹ nhàng các môn học với nhau không chỉ đem lại một bài giảng phong phú cho giáo viên mà còn là cách mà trẻ dễ tiếp thu,tạo được hứng thú cho trẻ
Ví dụ: Ở lĩnh vực phát triển thể chất vơi bài vận động cơ bản là: Đi ngang bước dồn. Khi cho trẻ luyện tập, để nâng độ khó của bài tập, trên mỗi ô bước sẽ gắn các chữ cái mà trẻ đã được học, nhiệm vụ của trẻ là vừa bước dồn vừa đọc to tên chữ cái đó.
PHẦN II: SƯU TẦM CÁC BÀI THƠ, BÀI HÁT, CÂU ĐỐ VỀ LÀM QUEN CHỮ CÁI
- Giáo viên sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu đố về làm quen chữ cái để trẻ có thể học và nhớ các chữ cái một cách dễ dàng hơn,ghi sâu vào tâm trí trẻ hơn.
- Trẻ có thể học được ở mọi lúc,mọi nơi. Mặt khác với các bài thơ, bài hát, câu đố này không chỉ giáo viên mà cả phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con trong việc cho trẻ làm quen với chữ cái.
1. Thơ Bài thơ: Gà học chữ
Ngày đầu đến lớp
Cô dạy chữ “O”
Gà trống thích chí
Gáy vang Ó …ò
Thương cô Gà Mái
Đánh vần chẳng xong
Lục đà lục đục
Kiếm ổ rơm nằm
Đến môn tập viết
Gà Trống bới cào
|
Nét chữ xiêu vẹo
Hàng thấp hàng cao
Mái Mơ hớn hở
Nộp bài cho cô
Tục tà tục tác
Quả trứng tròn vo
Mới hay gà Mái
Luyện chữ cả đêm
O tròn quả trứng
Ai ai cũng thèm.
Sưu tầm
|
- Mục đích: Bài thơ dạy trẻ nhận biết chữ cái, dạy trẻ cần phải chăm chỉ, đã quyết tâm làm việc gì thì phải thực hiện cho đến cùng dù có khó khăn vất vả.
- Câu hỏi:
+ Buổi đầu cô giáo dạy chữ gì?
+ Tinh thần học tập của các bận trong lớp như thế nào?
+ Làm thế nào để bạn Mái Mơ viết được chữ O giống quả trứng tròn vo
+ Muốn đạt được điều mình mong muốn chúng ta phải làm gì?
Bài thơ: O tròn như …trứng vịt
Lớp Vịt ngồi yên lặng
Mé cầu ao sau nhà
Cô Ngan say sưa giảng:
- O tròn như trứng gà!
Vịt nghe như nghe…sấm!
Vừa học trước, quên sau
|
Giảng hoài mà chẳng thấm
Như nước đổ lên đầu
Cô giáo Ngan nhanh trí
Vội sửa lại giáo trình
Và cả lớp đồng tình:
- O tròn như … trứng vịt!
Sưu tầm
|
- Mục đích: Bài thơ nói lên tình cảm của cô giáo dành cho học sinh trong giờ học chữ, cách cô hướng dẫn trẻ học khi trẻ chưa hiểu bài
- Câu hỏi:
+ Cô giáo Ngan dạy các con học chữ O như thế nào?
+ Bạn Vịt học có thuộc bài không?
+ Khi thấy bạn Vịt không thuộc bài cô giáo Ngan đã sửa và hướng dẫn bạn Vịt laị cách học lại như thế nào?
Bài thơ: Bé học vần
Em gọi ba. Em gọi mẹ
Em đánh vần a bờ a ba
E mờ e me nặng mẹ. Ba …mẹ
Lá lá la lá lá la la la lá la là
|
Em gọi cô. E gọi thầy
Em đánh vần cờ ô cô
Ây thờ ây thây huyền thầy. Cô …thầy
Lá lá la lá lá la la la lá la là
Sưu tầm
|
- Mục đích: Giúp trẻ bước đầu ghép được vần đơn giản, quen thuộc.
- Câu hỏi:
+ Từ ba, mẹ đã được đánh vần như thế nào?
+ Từ cô, thầy được đánh vần như thế nào?
2. Bài hát.
Bài hát: Chiếc bát đựng cơm
( Phổ thơ: Chiếc bát đựng cơm)
Chiếc bát đựng cơm
Quyển vở đựng chữ
Chữ là hạt cơm
Hạt cơm là chữ
Nuôi em lớn khôn
a-a ă â
|
o- o ô ơ
Cô dạy em chữ
Những chữ cái đầu tiên
Như hạt thóc vàng
Như hạt cơm ngon
O n on ngờ on ngon.
Thanh Quang
|
- Mục đích: Bài hát dạy trẻ làm quen với các chữ cái, các vần đơn giản gắn với các sinh hoạt hàng ngày.
- Câu hỏi:
+ Có những chữ cái nào được nhắc đến trong bài hát?
+ Chữ o được ghép thành vần gì?
+ Chiếc bát và quyển vở được miêu tả như thế nào?
3. Câu đố
- Mục đích: Cho trẻ ôn lại tên chữ và cấu tạo của các chữ cái đã học
+ Câu đố:
Tôi với chữ O
Giống nhau như đúc
Bỗng đâu bút mực
Vẽ một móc câu
Lên đầu tôi đấy
Bây giờ bạn thấy
Tôi là chữ chi?
( Chữ ơ)
+ Câu đố:
O tròn như quả trứng gà
Thêm râu, thêm mũ đố ra chữ gì?
( Chữ ơ, ô)
+ Câu đố:
Nét tròn em đọc chữ O
Khuyết đi một nửa cho ra chữ gì?
( Chữ c)
+ Câu đố:
Chữ “ n” hai nét móc
Đứng liền kề cạnh nhau
Thêm một nét móc nữa
Đố chữ gì, nói mau?
( chữ m)
+ Câu đố:
Một nét đứng thẳng nghiêm chào
Trên thêm dấu “.” Chữ nào nói ngay?
( chữ i)
+ Câu đố:
Sừng sững thẳng đứng một mình
Đọc lên uốn lưỡi… đố bé chữ gì?
( Chữ l)
+ Câu đố:
Ba anh cùng giống cái mình
Tròn xoe như trái trứng gà nhà ai
Một anh đội mũ thật hay
Anh kia làm biếng cô thời thêm râu?
( Chữ o, ô, ơ)
PHẦN III: LÀM QUEN CHỮ CÁI THÔNG QUA CÁC CHẤT LIỆU
Làm quen chữ cái thông qua các giác quan là hình thức học được trẻ tiếp nhận một cách hứng thú nhất. Không chỉ giúp trẻ nhận biết được chữ cái mà còn giúp trẻ rèn luyện khả năng cảm nhận của các bộ phận trên cơ thể, trẻ được biết nhiều hơn các chất liệu trong cuộc sống và công dụng của nó
1. Bằng chất liệu giấy ráp.
Hàng ngày chúng ta chỉ biết đến với giấy ráp với công dụng là để đánh mịn đồ gỗ, đánh tường thì nay chúng tôi đã đưa chất liệu giấy ráp để cho trẻ làm quen.
- Mục đích: Giúp trẻ cảm nhận độ phẳng mịn khác nhau qua các chất liệu giấy ráp. Trẻ nhận ra được nét chữ, con chữ qua sự gồ lên của giấy.
- Nguyên liệu: Giấy ráp các loại, fooc mếch, keo dính.
- Hiệu quả sử dụng: Sử dụng được trong các giờ làm quen chữ cái, trò chơi chữ cái, hoạt động chiều, hoạt động góc.
- Câu hỏi:
+ Các con hãy sờ và cảm nhận xem bề mặt của chữ cái này có đặc điểm gì?
+ Cùng 1 chữ cái, tại sao bề mặt của 2 chữ có sự khác nhau, chữ sần- chữ mịn?( do sự khác nhau của về chất liệu của 2 loại giấy ráp)
+ Các con hãy nhắm mắt và sờ viền nét xem đó là nét gì? Chữ gì?
2.Bằng chất liệu xốp.
Xốp là chất liệu được dùng phổ biến trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Giáo viên chúng tôi cũng đã cho trẻ làm quen với chữ cái trên chất liệu này.
- Mục đích: Giúp trẻ cảm nhận độ mị của xốp, cảm nhận được độ lồi, lõm của chữ cái
- Nguyên liệu: Xốp màu, fooc mếch, keo dính.
- Hiệu quả sử dụng: Sử dụng được trong các giờ làm quen chữ cái, trò chơi chữ cái, hoạt động chiều, hoạt động góc.
- Câu hỏi:
+ Các con hãy sờ và cảm nhận xem nét chữ/ chữ cái này có đặc điểm gì?
+ Các nét chữ/ chữ cái này có điểm gì khác nhau?
Hai cách tiếp cận làm quen chữ cái qua chất liệu giấy ráp và qua chất liệu xốp của tôi đã được Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội và các Quận, Huyện trong Thành phố công nhận trong đợt về kiến tập điểm Thành phố về kỹ năng tự phục vụ ngày 22/10/2015 và được rất nhiều các trường bạn học tập với tiết học Làm quen nét chữ: nét xiên phải và nét xiên trái.
PHẦN III: LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI
Bên cạnh những biện pháp vừa kể trên tôi kết hợp với giáo viên cùng lớp, cùng khối suy nghĩ, tìm kiếm, lựa chọn những mẫu đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, phát huy được khả năng tư duy, vận dụng, suy luận của trẻ. Những đồ dùng mà tôi tự tay làm đa phần được áp dụng công nghệ thông tin, có tính bền, có thể sử dụng trong nhiều hoạt động khác nhau. Ngoài ra chúng tôi còn sưu tầm thêm các mẫu đồ chơi trên mạng internet, sách báo, tạp chí nước ngoài… để làm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi tại lớp cho trẻ.
1. Trò chơi: Ghép tranh thẻ chữ
* Vật liệu:Máy tính có phần mềm powerponit; Máy in màu
* Cách làm:Sưu tầm tranh ảnh nói về chủ đề đang học và các chữ cái đã và đang học.Sử dụng phần mềm powerpoint chèn các hình ảnh đã tìm ở trên. Phía dưới các hình ảnh có chứa các từ chỉ hình ảnh đó. Sử dụng phần shapes kẻ các đường zíc zắc để chia trang powerponit thành 2 phần. Phần trên có hình ảnh và từ chỉ hình ảnh đó, phần dưới chứa từ chỉ hình ảnh. Dùng máy in màu in file powerpoint đó ra và ép plastic. Để đồ dùng vào 2 hộp,một hộp đựng thẻ tranh và một hộp đựng thẻ chữ.
* Hiệu quả sử dụng: Có thể sử dụng theo từng chủ đề. Trên cùng một phôi lưu trên máy tính có thể thay đổi theo từng chủ đề hoặc theo tình hình thực tế. Ôn lại các chữ cái đã học và cho trẻ làm quen với từ. Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ. Phát triển khả năng tư duy, logic. Sản phẩm này sử dụng rất hiệu quả trong các tất cả các hoạt động (hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều)
* Cách chơi: Tìm và lựa chọn thẻ chứa từ giống với thẻ tranh có chứa từ chỉ hình ảnh,ghép hai thẻ lại với nhau sao cho trùng khít đường zíc zắc là đúng.
2. Trò chơi: Kẹp chữ còn thiếu
* Vật liệu: Máy tính có phần mềm powerponit; Máy in màu; Kẹp gỗ
* Cách làm: Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề đang học và các từ có chứa chữ cái đã và đang học. Sử dụng phần mềm powerpoint chèn các hình ảnh đã tìm ở trên. Phía dưới các hình ảnh có chứa các từ chỉ hình ảnh đó. Phía dưới tiếp theo cũng là từ chỉ hình ảnh đó nhưng còn thiếu 1 hoặc 2 chữ cái của từ đó. Phía dưới tiếp theo có các chữ cái bất kỳ và chữ cái còn thiếu trong từ. Dùng máy in màu in file powerpoint đó ra và ép plastic.
* Hiệu quả sử dụng: Có thể sử dụng theo từng chủ đề. Trên cùng một phôi lưu trên máy tính có thể thay đổi theo từng chủ đề hoặc theo tình hình thực tế. Ôn lại các chữ cái đã học và cho trẻ làm quen với từ. Rèn khả năng ghi nhớ cho trẻ. Phát triển khả năng quan sát. Sản phẩm này sử dụng rất hiệu quả trong các tất cả các hoạt động (hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều)
* Cách sử dụng:Lựa chọn thẻ tranh, quan sát từ chỉ tranh với từ còn thiếu chữ ở phía dưới. Xem từ phía dưới thiếu chữ cái gì. Quan sát dãy chữ cái phía dưới xem đâu là chữ cái còn thiếu trong từ trên. Sử dụng kẹp gỗ để kẹp chữ cái còn thiếu.
3. Trò chơi: Xâu hạt chữ cái
* Vật liệu:Máy tính; Máy in màu; Kẽm xù; Hạt nhựa in hình các chữ cái
* Cách làm:Sưu tầm các hình ảnh có trong chủ đề. Kẻ bảng trên file word, chèn hình ảnh. Dưới mỗi hình ảnh có từ chỉ hình ảnh đó. In màu rồi ép plastic
* Hiệu quả sử dụng:Sử dụng hiệu quả trong các hoạt động góc và hoạt động chiều.Trên cùng một phôi lưu trên máy tính có thể thay đổi theo từng chủ đề hoặc theo tình hình thực tế. Dùng ôn các chữ cái đã học. Phát triển khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ của trẻ. Rèn kỹ năng sao chép.
* Cách sử dụng: Chọn hình ảnh (hay thẻ chữ bất kỳ hoặc theo ý thích). Tìm các hạt chữ cái có chứa các chữ cái tạo thành từ chỉ hình ảnh.Dùng kẽm xù xâu các hạt đã tìm được từ phải sang trái sao cho từ vừa xâu giống từ chỉ hình ảnh.
4. Trò chơi: Xếp chữ bằng cúc
* Vật liệu: Cúc màu; Giấy ráp; Bút xóa
* Cách làm: Cô dùng bút xóa viết các chữ cái đã học lên giấy ráp. Hoặc trẻ có thể tự dùng bút xóa viết các chữ cái đã học lên giấy ráp theo trí nhớ của mình.
* Hiệu quả sử dụng: Sử dụng trong các chủ đề. Ôn lại các chữ cái đã học. Ôn lại cấu tạo của chữ cái
* Cách sử dụng
- Cách 1: Dùng cúc màu xếp lên các chữ lên thẻ chữ ráp mà cô đã viết hoặc lên thẻ chữ ráp mà trẻ tự viết
- Cách 2: Trẻ dùng cúc màu tự xếp thành các chữ cái theo trí nhớ và trí tưởng tượng của mình.
5. Trò chơi: Ghép mẫu chữ
* Vật liệu: Máy tính có phần mềm powerponit; Máy in màu
* Cách làm:Dùng powerpoint kẻ ô, vẽ đường zíc zắc chia ô làm hai phần. Phần 1 in chứa chữ in hoa. Phần 2 chứa chữ in thường. Dùng máy in màu in ra và ép plastic
* Hiệu quả sử dụng:Có thể sử dụng với tất cả các nhóm chữ cái.Ôn lại những chữ cái đã học. Phát triển khả năng tư duy của trẻ. Sản phẩm này sử dụng rất hiệu quả trong các tất cả các hoạt động (hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều)
* Cách chơi: Tìm và lựa chọn hai mảnh ghép chữ in hoa và chữ in thường của 1 chữ cái để ghép với nhau sao cho trùng khít đường zíc zắc.
6. Trò chơi: Luồn dây tạo chữ
* Vật liệu: Fooc mếch; dạ màu; đột; dây len
* Cách làm: Dùng đột, đột các lỗ thành hình các chữ cái
* Hiệu quả sử dụng: Có thể sử dụng với tất cả các nhóm chữ cái. Ôn lại những chữ cái đã học. Phát triển khả năng tư duy của trẻ, khả năng khéo léo của trẻ. Sản phẩm này sử dụng rất hiệu quả trong các tất cả các hoạt động (hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều)
* Cách chơi:Dùng kim dây len, luồn lên luồn xuống các lỗ, tạo thành chữ cái
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau khi đưa những nội dung, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng làm quen chữ cái cho cho trẻ ở lớp tôi, tôi nhận thấy các con ở lớp rất hứng thú thực hiện với môi trường lớp với không gian mở, đồ dùng đồ chơi đẹp, sáng tạo. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng vào cô giáo, góp phần thành công vào đề án Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học.
- 100% trẻ ở lớp hứng thú với các hoạt động trong lớp, đặc biệt là việc làm quen với chữ cái. Đây cũng chính là tiền đề rất quan trọng tạo cho trẻ một tâm lý tự tin, sẵn sàng bước vào lớp 1.
- Phụ huynh quan tâm hơn đến đề án, cũng như hoạt động cho trẻ làm quen với chữ cái, có cách nhìn nhận khác về việc chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ đi học lớp 1. Từ đó cùng phối hợp với các cô trong việc thực hiện các nội dung đã đề ra và luôn ủng hộ các hoạt động mới, cần sự giúp đỡ của cô và trẻ ở lớp.
- Có rất nhiều những chất liệu, đồ dùng mới mang tính thẩm mĩ và tính ứng dụng cao được thay đổi thường xuyên, liên tục. Đã tạo cho trẻ sự yêu thích trong công việc, trong học tập, không có cảm giác nhàm chán như những đồ chơi bị chơi đi chơi lại, nội dung quá dễ so với tư duy của trẻ. Tất cả những nội dung và đồ dùng đồ chơi tôi đưa ra, trẻ luôn hào hứng chơi, luôn là yếu tố mới lạ hấp dẫn trẻ yếu tố mới lạ luôn hấp dẫn trẻ, đạt được yếu tố lấy trẻ làm trung tâm.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Qua một thời gian áp dụng và thực hiện tôi nhận thấy việc nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của đề án Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học nói chung và hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non nói riêng là rất cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên, liên tục
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi cũng gặp phải một số khó khăn nhất định đó là với số học sinh đông, đôi khi cũng gặp khó khăn trong việc bao quát, đi sâu vào khả năng của từng trẻ. Hay như một vài phụ huynh bận nên không thường xuyên đưa đón con nên cũng gặp khó khăn trong việc trao đổi trực tiếp. Nhưng tôi mong rằng công tác này sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi có sự tham mưu của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho trẻ đi học lớp 1.
Trên đây là một vài kinh nghiệm về : “Tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ đi học thông qua hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” tôi đã áp dụng được trong 2 năm học vừa qua, sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót . Rất mong được sự góp ý kiến của các cấp lãnh đạo cũng như các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!