Việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường. Trong các bữa ăn của trẻ cô giáo chỉ quan tâm làm sao cho trẻ ăn hết suất mà chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ làm sao ăn ngon miệng, chưa tạo được tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn .
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.. 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.. 2
1. Cơ sở lý luận: 2
2. Thực trạng vấn đề. 3
a. Thuận lợi: 3
b. Khó khăn: 3
3. Các biện pháp. 3
III. NỘI DUNG.. 4
Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn. 4
Biện pháp 2: Cho trẻ vui chơi, vận động hợp lý. 9
Biện pháp 3: Thực hành trồng rau. 11
Biện pháp 4: Trang trí món ăn. 13
Biện pháp 5: Tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái khi ăn. 15
Biện pháp 6: Tổ chức các bữa tiệc buffet nhỏ cho trẻ được lựa chọn món ăn mình thích 16
Biện pháp 7: Tổ chức “Ngày hội dinh dưỡng”. 19
4. Hiệu quả. 22
* Đối với giáo viên: 22
* Đối với trẻ: 22
* Đối với phụ huynh: 23
IV. KẾT LUẬN.. 24
1. Bài học kinh nghiệm: 24
2. Khuyến nghị: 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 25
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách cho trẻ vào lớp một.Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục là điều tất yếu, giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối, giúp trẻ biết tự bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống sung túc hơn.Chính vì vậy trẻ em được hưởng sự chăm sóc đặc biệt của gia đình và toàn xã hội. Trẻ chỉ có thể phát triển, khoẻ mạnh, thông minh có nề nếp, khi được sống trong môi trường thật sự yêu thương chăm sóc và chú ý khuyến khích giúp đỡ của người lớn. Trong những năm qua ngành giáo dục thành phố Hà Nội đã có những biện pháp chỉ đạo có hiệu quả tuyên truyền và giáo dục tại các trường Mầm non. Đặc biệt sau khi thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” đã thu được kết quả rất cao. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy giáo dục trẻ ở trường. Trong các bữa ăn của trẻ cô giáo chỉ quan tâm làm sao cho trẻ ăn hết suất mà chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ làm sao ăn ngon miệng, chưa tạo được tâm lý thoải mái cho trẻ khi ăn .
Bên cạnh đó, việc dạy cho trẻ có những thói quen nề nếp trong ăn uống là một việc làm vô cùng quan trọng trong việc nuôi dạy, giáo dục trẻ ở trường. Thông qua việc làm này đã góp phần giúp trẻ có một thói quen tốt trong ăn uống, trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển, củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, kỷ luật. Qua đó góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới cho trẻ. Nếu trẻ có một thói quen ăn uống xấu không những ảnh hưởng đến ham muốn ăn uống mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ dinh dưỡng cho nên khi trẻ đến lớp, giáo viên nhất thiết phải chú ý, bồi dưỡng thói quen ăn uống tốt cho trẻ từ nhỏ.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ hết biếng ăn và ăn ngon miệng”
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Các nhà khoa học nghiên cứu và cho biết trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể.
Sức khoẻ và dinh dưỡng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Và ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ và bệnh tật, nhất là đối với trẻ mầm non vì cơ thể khi còn nhỏ cần nhiều nhiệt hơn nên trẻ cần ăn nhiều hơn, có chế độ ăn tốt hơn và có lối sống hợp lý nếu không trẻ sẽ không phát triển bình thường, đó là nguyên nhân gây ra bệnh tật như suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu do thiếu sắt…..
Ăn uống có ảnh hưởng rất lớn sức khoẻ và cân nặng của trẻ. Trẻ được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ thì da dẻ hồng hào và cân nặng đảm bảo. Sự ăn uống không điều độ sẽ ảnh hưởng đến tiêu hoá của trẻ. Nếu trẻ ăn uống không khoa học, không có giờ giấc thì thường gây ra rối loạn tiêu hoá và trẻ có thể mắc một số bệnh như tiêu chảy, khô mắt do thiếu vitamin A, còi xương do thiếu canxi….
Theo Bộ y tế qui định nhu cầu năng lượng cần thiết từng độ tuổi trong một ngày:
Độ tuổi
|
Nhu cầu năng lượng
|
Từ 0 – 6 tháng
|
600 – 800 Kcal
|
Từ 6 – 12 tháng
|
800 – 900 Kcal
|
Từ 12 – 18 tháng
|
900 – 1100 Kcal
|
Từ 18 – 24 tháng
|
1100 – 1200 Kcal
|
Từ 24 – 36 tháng
|
1200 – 1300 Kcal
|
Từ 36 – 72 tháng
|
1400 – 1600 Kcal
|
Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa trong một ngày. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trường mầm non thì trẻ luôn được khoẻ mạnh thông minh, hồn nhiên, ít ốm đau, sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động một cách chủ động, sáng tạo.
2. Thực trạng vấn đề
a. Thuận lợi:
- Nhà trường cóhệ thống bếpănđồng bộ, hiệnđại, mô hình bếpăn một chiều sạch sẽ, khoa học: bếp ga, tủ lạnh, tủ cơm công nghiệp, nồi cơm điện, máy xay thịt, tủ hấp bát, tủ hấp khăn ...
- Đội ngũ cô nuôi được đào tạo chuyên ngành nấu ăn, biết cách tính khẩu phần ăn và xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sát sao, tổ chức các hội thi - ngày hội dinh dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đa số phụ huynh là công chức, viên chức nhà nước nên có điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tốt, thường xuyên cải thiện bữa ăn cho trẻ tại nhà và cũng quan tâm đến thực đơn ăn của trẻ tại lớp.
b. Khó khăn:
-Số trẻ trên lớp còn đông so với quy định.
- Phụ huynh chưa có cách nhìn đúng đắn về việc cung cấp dinh dưỡng cân bằng cho trẻ, chưa biết cách tạo hứng thú cho trẻ trong việc ăn uống mà thường là áp đặt trẻ.
- Sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc cân đối dinh dưỡng một ngày cho trẻ còn hạn chế.
3. Các biện pháp
Xuất phát từ cơ sở lý luận và nhữngkhó khăn thực tế tôi đã mạnh dạn đưa ra những biện pháp cụ thể như sau:
- Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn
- Cho trẻ vui chơi, vận động hợp lý.
- Thực hành trồng rau.
- Trang trí món ăn.
- Tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái khi ăn.
- Tổ chức các bữa tiệc buffet cho trẻ được lựa chọn món ăn mình thích.
- Tổ chức “Ngày hội dinh dưỡng”
III. NỘI DUNG
* Biện pháp 1: Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn.
Để cho trẻ ăn ngon miệng một cách có hiệu quả thì điều đầu tiên về phía tổ nuôi đó là phải xây dựng được thực đơn và khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết đáp ứng được với nhu cầu của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi thường xuyên theo dõi giờ ăn của trẻ để kịp thời điều chỉnh, chế biến thức ăn cho các cháu được ngon hơn và đảm bảo dinh dưỡng. Tôi đã tham mưu, phối hợp cùng Ban giám hiệu xây dựng thực đơn cho trẻ hợp lý thay đổi theo ngày, phù hợp theo mùa, phải cân đối về dinh dưỡng nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa các chất và 4 nhóm thực phẩm:
Nhóm cung cấp chất đạm như:Thịt, cá, tôm, cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào.
Nhóm cung cấp chất béo (lipít) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa năng lượng cao, vừa làm cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thụ sử dụng tốt các vitamin trong chất béo như: vitamin A,D,E,K.
Nhóm chất bột đường(gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mì, bún…nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp.
Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như: Rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẩm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, rau mồng tơi…Các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài, cam, cà chua, gấc..nhóm cung cấp các loại vi dưởng chấtđóng vai trò là chất xúc tácgiữa các thành phần hoá học trong cơ thể.
Tuy nhiên việc lên thực đơn như thế nào đề phù hợp với đa số trẻ và dễ thực hiện nhất? Tôi đã tiến hành theo các bước sau:
- Lựa chọn thực phẩm: Để lựa chọn được thực phẩm hợp lý, trước hết tôi lên danh sách các loại thực phẩm thường có tại địa phương vào thời điểm xây dựng thực đơn, phân loại từng nhóm thực phẩm, tôi ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non. Sau đó tôi khảo sát, tìm hiểu nhu cầu hứng thú của trẻ đối với từng loại thực phẩm, cuối cùng là tôi chọn thực phẩm được nhiều trẻ yêu thích nhất. Tuy nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm phải đảm bảo tươi ngon, thực hiện nghiêm ngặt việc giao nhận thực phẩm với các bên bán thực phẩm.
- Lên thực đơn theo mùa: thực đơn được lên theo mùa sẽ đảm bảo được nguồn thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn đồng thời giảm được chi phí mua thực phẩm và tạo thuận lợi cho quá trình chế biến, kết hợp với các loại rau, củ quả khác.
Ví dụ:
THỨ
|
BỮA CHÍNHTRƯA
|
BỮA PHỤ CHIỀU
|
Thứ 2
|
Cơm
Cá quả sốt thịt
Canh chua thả giá
Chuối
|
Cháo gà khoai tây cà rốt
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 3
|
Cơm
Đậu thịt sốt cà chua
Canh bí nấu tôm
sữa chua
|
Súp gà – Bánh mỳ
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 4
|
Cơm
Tôm thịt kho tàu
Rau ngót nấu thịt nạc
Chuối
|
Chè đỗ xanh - hạt sen
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 5
|
Cơm
Thịt bò, lợn hấp
Cải ngọt nấu thịt
Dưa hấu
|
Cháo thịt lươn – bíđỏ
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 6
|
Cơm
Trứng hấp thịt hấp
Canh thịt bò nấu rau củ quả
Chuối
|
Mỳ nấu thịt bò, rau cải
Sữa Mega Gain Plus
|
THỨ
|
BỮA CHÍNHTRƯA
|
BỮA PHỤ CHIỀU
|
Thứ 2
|
Cơm
Cá quả sốt thịt
Canh chua thả giá
Sữa chua
|
Cháothịt bò- khoai tây -cà rốt
SữaGollmilk
|
Thứ 3
|
Cơm
Gàlợn om nấm
Canh bí nấu thịt
Dưa hấu
|
Bún riêu cua
Sữa Gollmilk
|
Thứ 4
|
Cơm
Tôm thịt kho tàu
Rau ngót nấu thịt nạc
Chuối
|
Phở gà
Sữa Gollmilk
|
Thứ 5
|
Cơm
Thịt bò, lợn hầm
Bí xanh nấu tôm tươi
Dưa hấu
|
Cháolươn – bíđỏ
Sữa Gollmilk
|
Thứ 6
|
Cơm
TRứng hấp thịt
Cải xanh nấu cua
Sữa chua uống
|
Xôi vừng dừa
Sữa Gollmilk
|
THỨ
|
BỮA CHÍNHTRƯA
|
BỮA PHỤ CHIỀU
|
Thứ 2
|
Cơm
Cá quả sốt thịt
Rau ngót nấu thịt
Chuối
|
Cháo gà khoai tây cà rốt
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 3
|
Cơm
Gà nấu cà ri
Rau cải xanh nấu thịt
Dưa hấu
|
Bún riêu cua
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 4
|
Cơm
Tôm thịt kho tàu
Củ cải nấu thịt
Chuối
|
Chè đỗ xanh - hạt sen
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 5
|
Cơm
Thịt bò, lợn hầm
Bí xanh nấu tôm tươi
Dưa hấu
|
Cháo cá quả cà rốt
Sữa Mega Gain Plus
|
Thứ 6
|
Cơm
Đậu thịt sốt cà chua
Canh mùng tơi nấu cua
Sữa chua
|
Bánh bao
Sữa Mega Gain Plus
|
THỨ
|
BỮA CHÍNHTRƯA
|
BỮA PHỤ CHIỀU
|
Thứ 2
|
Cơm
Cá basa sốt thịt
Canh chua thả giá
Sữa chua
|
Cháo bò khoai tây cà rốt
Sữa Millmax
|
Thứ 3
|
Cơm
Thịt gà ta, thịt lợn om nấm
Rau của cải nấu thịt
Dưa hấu
|
Súp lươn – bánh mỳ gối
Sữa Millmax
|
Thứ 4
|
Cơm
Tôm thịt kho tàu
Bắp cải nấu thịt nạc
Chuối
|
Chè đỗ xanh - hạt sen
Sữa Millmax
|
Thứ 5
|
Cơm
Trứng hấp tôm thịt
Canh rau ngũ sắc nấu thịt bò
Nước cam
|
Cháo cá quả cà rốt
Sữa Millmax
|
Thứ 6
|
Cơm
Thịt bò thịt lợn hấp
Rau cải xôi nấu cua
Dưa hấu
|
Xôi Gấc
Sữa Millmax
|
- Tính khẩu phần ăn hợp lý trên nguyên tắc đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho một ngày của trẻ ở trường mầm non,
Bên cạnh đó, tôi tính khẩu phần ăn dựa vào bảng thành phần hoá học của các loại thực phẩm từ đó biết được tỉ lệ giữa các chất đã cân đối chưa để điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo bữa ăn của trẻ đủ chất dinh dưỡng.
* Biện pháp 2: Cho trẻ vui chơi, vận động hợp lý
Nếu như cả ngày bé chỉ ngồi một chỗ và liên tục nạp các chất dinh dưỡng vào cơ thể, nếu trẻ hấp thụ và ăn uống tốt thì nhanh chóng trở nên béo phì, còn nếu những bé không hấp thụ được hoặc hệ tiêu hóa không tốt thì sẽ chẳng bao giờ bé cảm thấy hào hứng dù thức ăn có ngon đến mấy. Chính vì vậy mà cần có thời gian cho trẻ hoạt động hợp lý. Trẻ vui chơi chạy nhảy nhiều còn giúp bé thêm năng động, tự tin, không mè nheo , nếu được chơi với các bạn cùng trang lứa thì cơ hội học hỏi các kỹ năng, phát triển giao tiếp, ngôn ngữ của trẻ sẽ được tăng lên đáng kể. Nên tạo điều kiện cho trẻ vui chơi ở ngoài trời thật nhiều để bé có được sức đề kháng tốt hơn. Tại trường mầm non, giáo viên các lớptăng cường cho trẻđược hoạtđộng ngoài trờiđể trẻđược hấp thụánh nắng. Ngoài ra khi tổ chức hoạt động ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ các trò chơi vậnđộng, trẻđược tự do chạy nhảy, vui chơi với cácđồ chơi ngoài trời. Chính những điều này giúp trẻ chuyển hoá năng lượng nhanh hơn, trẻ sẽ nhanh đói và sẽ kích thích ăn khi bước vào bữaăn.
* Biện pháp 3: Thực hành trồngrau
Thực phẩm sạch, tươi ngon và giàu dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên bữa ăn ngon cho trẻ. Hiểu được điều đó, tôi đã tham mưu cùng nhà trường tạo ra nguồn thực phẩm tại chỗ để làm nguyên liệu chế biến các món ăn cho trẻ.
Tuy nhiên, do điều kiện khuôn viên của trường không không có đất trống rộng nên nguồn thực phẩm còn hạn chế, tôi chỉ chú trọng vào việc trồng các loại cây rau theo mùa và một số loại gia vị thường dùng trong các món ăn. Việc trồng các loại rau này cũng không phải đơn giản, tôi tận dụng các bồn hoa trong sân trường, tận dụng các khoảng đất trống để tạo thành vườn rau cho trẻ.
Nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày của các bé từ nguồn rau sạch để đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, giáo viên tại trường đã lên kế hoạch “xây dựng vườn rau của bé”. Bên cạnh đó,
Nhà trường trồng rau, củ quả cho trẻ ăn nên tuyệt đối không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Từ đó phụ huynh rất yên tâm khi gửi trẻ ở trường. Hơn nữa, tận dụng vườn rau của nhà trường giá rẻ hơn rất nhiều so với giá của thị trường, tiết kiệm được khoản chi phí còn lại, nhà trường dành để tổ chức bữa ăn ngon cho trẻ và tổ chức cho trẻ ăn tiệc buffet với nhiều món ăn đa dạng, kích thích trẻ ăn ngon.
Không chỉ hỗ trợ xây dựng vườn rau cung ứng cho bữa ăn an toàn của trẻ mà còn giúp giáo viên có nguồn tài liệu cung cấp thêm cho cháu hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, giá trị dinh dưỡng của những loại rau, củ… nhu cầu dinh dưỡng để phát triển cơ thể một cách toàn diện và bảo vệ sức khỏe trẻ. Vườn rau tại trường giúp cho các bé tiếp xúc với hoạt động trồng trọt, để bé nhận thức được lợi ích của việc trồng rau sạch đối với môi trường sống xung quanh. Đồng thời, hướng dẫn cho cô giáo ở trường và trẻ cách gieo trồng nhiều loại rau, củ thông qua việc tổ chức sự kiện… những tiết học trên đã tạo ra sân chơi cho trẻ lĩnh hội kiến thức dinh dưỡng, tìm hiểu về đất trồng rau và được thực hành với việc gieo trồng, chăm sóc cây; cho trẻ làm quen các món ăn và thích ăn uống tại trường; đặc biệt kích thích cho trẻ dễ dàng tham gia các hoạt động khác, thích khám phá, yêu thiên nhiên. Khi trẻ cùng cô trồng rau đó chính là hoạt động lao động góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Trẻ sẽ cảm nhận được sự tuyệt vời của thành quả lao động, trẻ được ăn những món canh được chế biến từ những cây rau mà hàng ngày trẻ được chăm sóc. Điều này sẽ giúp trẻ tự giác ăn và cảm thấy ăn ngon miệng hơn.
* Biện pháp 4: Trang trí món ăn
Trẻ em thường ăn bằng mắt vì vậy món ăn được trang trí hấp dẫn sẽ kích thích trẻ rất lớn. Thay bằng việc bày biện thức ăn một cách truyền thống thì các cô nuôi đã có những biến tấu sáng tạo với những hình thù là lạ mà ngộ nghĩnh.
* Biện pháp 5: Tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái khi ăn
Cũng như người lớn việc tạo cảm giác thiếu thú trước khi ăn là vô cùng quan trọng, khôngthể thiếu được vì nếu trước bữa ăn mà buồn, chán thì trong suốt bữa ăn đó trẻ cũng không vui vẻ luôn ở trạng thái uể oải, khôngtập trung. Do đó trước giờ ăn nên kể cho trẻ nghe những câu truyệnvui, liên quan đến cách ăn uống mang tính giáo dục cao hoặc cho trẻ đọc thơ, hát vui vẻ. Không những thế trong quá trình tổ chức ăn cho trẻ, giáo viên luôn dùng lời lẽ nhẹ nhàng động viên khen ngợi kịp thời mỗi khi trẻ ăn ngoan, nghe lời cô. Và cũng như vậy, tuyên truyền tới từng phụ huynh về cách làm này để phụ huynh hưởng ứng và giúp đỡ cô thêm những lúc ở nhà.
* Biện pháp 6: Tổ chức cácbữa tiệc buffet nhỏ cho trẻ được lựa chọn món ăn mình thích
Hiện nay, việc ăn buffet đã không còn xa lạ đối với mọi người. Những năm gần đây, tiệc Buffet đã trở nên khá quen thuộc với hầu hết các gia đình tại các thành phố lớn. Đi ăn buffet đã trở thành một văn hóa độc đáo, nơi mọi người hoàn toàn tự phục vụ bữa ăn của mình và tùy thích lựa chọn món ăn, khiến bữa ăn hấp dẫn hơn. Nhận thấy rõ xu hướng này, trường chúng tôi đã tổ chức ăn Buffet cho trẻ như một hoạt động thường xuyên của mỗi năm, cụ thể vào dịp cuối năm chuẩn bị bước sang một năm mới. Vì những ý nghĩa cao cả này, nhà kết hợp với hội cha mẹ học sinh tổ chức bữa tiệc Buffe nhỏ như một món quà tặng tất cả các con
Buffet là hình thức ăn uống tự phục vụ tự do và phong phú nhất, nhằm tạo nên sự thoải mái trong thói quen ăn uống của bé. Tiệc buffet đánh dấu một bước thay đổi từng cách ăn, cách thưởng thức món ăn của người Việt và ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Việc tổ chức cho trẻ ăn Buffet trước hết giúp trẻ được thưởng thức các món ăn vừa lạ vừa quen giúp trẻ hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Hơn nữa, tổ chức cho trẻ ăn Buffet còn giúp trẻ giao lưu, trao đổi trò chuyện với nhau về các món ăn, cách ăn, cách sử dụng đồ. Qua đó dạy trẻ thói quen tự phục vụ, tự lựa chọn giúp trẻ thêm mạnh dạn, tự tin giao tiếp, ứng xử tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ một cách toàn diện.
Trước mỗi bữa tiệc Buffet, nhà trường phối hợp với các cô cấp dưỡng lên danh sách và lựa chọn món ăn kĩ càng với sự chuẩn bị, lên kế hoạch vô cùng chi tiết. Các món ăn phải đảm bảo độ mới lạ, khác với những món bé thường ăn mỗi ngày tại trường, tuy nhiên phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng, vệ sinh và phải hợp khẩu vị của trẻ. Các bé tỏ ra vô cùng thích thú với những món ăn hấp dẫn, bắt mắt và ngon miệng .
Các bé được cô giáo hướng dẫn xếp hàng chờ tới lượt lấy đồ ăn, chọn thức ăn mình thích và được cô giáo trợ giúp gắp những món khó. Những anh chị lớp lớn nhường các em bé lấy đồ ăn trước. Không lấy nhiều một loại thức ăn vì các bạn sau sẽ không được ăn món đó, ăn hết phần thức ăn mình đã lấy, không để thức ăn thừa. Khi cầm đĩa thức ăn trên tay, di chuyển chậm, cẩn thận để không va chạm vào người khác
Sau khi lấy thức ăn xong, các bé trở về chỗ ngồi của mình và thưởng thức những món ăn ngon tuyệt. Khiến bữa ăn của trẻ trở nên hấp dẫn, sinh động hơn; tập cho trẻ phong cách ăn uống văn minh, lịch sự, hiện đại, nhà trường luôn mang đến cho bé những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, những hoạt động hết sức độc đáo mỗi ngày tới trường. Vui vẻ, hấp dẫn và ngon miệng, tiệc Buffet đã trở thành một ấn tượng hết sức khó phai trong lòng các bé; để mỗi ngày tới trường của các bé sẽ trở thành một ngày thật vui.
Đây là hoạt động bổ ích, giúp các con ngay từ bậc đầu đời đã tiếp cận với văn hóa hiện đại, giúp trẻ tự tin hơn và có những kĩ năng sống, cách ứng xử văn minh lịch sự. Bên cạnh đó qua bữa tiệc này giúp cho các bậc phụ huynh tin tưởng, tự hào hơn và còn là cơ hội, là cầu nối bền vững gắn kết giữa gia đình – nhà trường ngày càng thêm gắn bó.
* Biện pháp 7: Tổ chức “Ngày hội dinh dưỡng”
Ngày hội dinh dưỡng được tổ chức là dịp để các nhân viên của tổ nuôi được trổ tài nấu nướng, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. Tại đây phụ huynh và các con học sinh cũng được tham dự, được nếm các món ăn trình bày trong ngày hội. Điều đó làm cho phụ huynh cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn khi gửi con tại trường. Với học sinh, các bé sẽ được thưởng thức những món ăn khác lạ với hang ngày vì vừa ngon lại vừa đẹp mắt.
4. Hiệu quả
* Đối với giáo viên:
- Việc tổ chức giờ ăn cho các bé trở lên nhẹ nhàng, giúp trẻ ăn hết khẩu phầnăn, ăn vui vẻ, hào hứng.
- Giáo viên không bịáp lực trong việc tổ chức giờăn.
- Giúp giáo viên có thêm nhiều hình thức tổ chức giờăn, tổ chức các trò chơi, hoạt động ngoại khoá kích thích trẻăn ngon miệng.
- Cô có thêm nhiều cơ hội để gần gũi và quan tâm đến trẻ được nhiều hơn.
- Đội ngũ cô nuôi được rèn luyên, nâng cao tay nghề trong cách chế biến mónăn cho trẻ.
- Qua các kỳ kiểm tra về y tế, nuôi dưỡng nhà trường đều được đạt kết quả tốt vàđánh giá cao.
* Đối với trẻ:
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường đã giảm đáng kể.
- Sức khỏe của các bé được nâng lên rõ rệt.
- Trẻ hứng thú, chủđộng tích cực trong mọi hoạtđộng
- Trẻđược giao lưu với các bạn, anh chị cùng trường trong mọi hoạtđộng, nâng cao tinh thầnđoàn kết và chia sẻ.
- Trẻ không còn cảm thấy bịáp lực, sợ sệt khi đến giờăn ở lớp, ở trường.
- Cung cấp thêm cho trẻ các kỹ năng thực hành cuộc sống, kỹ năng giao tiếp…và biếtăn đầyđủ chất.
BỆNH
|
ĐẦU NĂM
|
CUỐI NĂM
|
TỶ LỆ %
|
Suy dinh dưỡng
|
10
|
2
|
80%
|
Cao hơn so với độ tuổi
|
35
|
21
|
9.3%
|
Thấp còi
|
2
|
0
|
100%
|
* Đối với phụ huynh:
- Từ công tác tuyên truyền ,nhận thức của phụ huynh về việc tổ chức bữa ăn cho trẻ và tầm quan trọng của việc tạo không khí gia đình, giúp trẻ ăn ngon miệng có nhiều thay đổi.
- Thay đổi được thói quen cho con ăn rong của phần lớn phụ huynh.
- Phụ huynh quan tâm đến thực đơn của các con hang ngày vàđóng gópý kiến cho nhà trường.
- Có thêm sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để có sự thống nhất trong việc chăm sóc và nuôi dạy các con.
- Phụ huynh tích cực tham gia các hoạt động cùng với nhà trường, công tác xã hội hoá.
IV. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua một thời gian thực hiện, kết hợp với một số biện pháp nêu trên tôi đã thu được kết quả đáng kể. Trẻ đôi khi còn thích ăn ở lớp hơn cả những bữa ăn ở nhà của mình.Đây là một thành công lớn của tôi cũng như của các cô giáo trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ. Từ đây trẻ được phát triển toàn diện cả về thể lực và trí tuệ gúp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ.
Nhờ sự nỗ lực của bản thân, lòng yêu nghề, hay tìm tòi thông tin qua tài liệu sách báo, qua mạng để có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho công việc của mình nên tôi đã hoàn thành công việc và thu được kết quả trong việc tổ chức giúp trẻ ăn ngon miệng hơn trong bữa ăn ở trường.
2. Khuyến nghị:
- Giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp cần tìm hiểu, học hỏi, trao đổi thêm kinh nghiệm tổ chức giờ ăn hợp lý cho trẻ đặc biệt là việc tạo không khí thoải mái cho trẻ trước và trong khi ăn.
- Mở rộng thêm diện tích lớp học để tạo phòng ăn riêng cho trẻ.
- Tổ chức các buổi trao đổi thảo luận, tuyên truyền với phu huynh học sinh về kiến thức nuôi con theo khoa học.
- Kiến nghị với Phòng Giáo dục và Đào tạo: tổ chức các lớp bồi dưỡng, kiến tập cho cô nuôi để nâng cao tay nghề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình dinh dưỡng trẻ em – Lê Mai Hoa
2. Tâm lý học trẻ em – Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (Chủ biên) – Tư liệu lưu hành nội bộ - Hà Nội năm 1994.
3. Bài giảng Tâm lý học trẻ em 1 của thầy Ngô Công Hoàn.
4. Bài giảng Tâm lý học trẻ em 2 của cô Nguyễn Như Mai.
5. Giáo dục học Mầm non – Tác giả Đào Thanh Âm (Chủ biên) - Tư liệu lưu hành nội bộ - Hà Nội năm 1995.
6.Bài giảng Giáo dục học Mầm non của thầy Đào Thanh Âm.
7. Giáo trình Sinh lý học trẻ em – Tác giả Lê Thanh Vân - Tư liệu lưu hành nội bộ - Hà Nội năm 2003.
8. Nguồn internet