Trong đó yêu cầu hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần và tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong thu gom, phân loại và tái chế các sản phâm đã sử dụng làm từ nhựa, bao bì túi nilon.
Một trong những giải pháp được đưa ra là lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức nguy cơ ô nhiễm nhựa vào chương trình đào tạo giáo dục học đường. Lồng ghép, tích hợp, giáo dục bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa” vào môn học.
Yêu cầu giáo viên soạn bài và dạy học (môn học) theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa” trong môn học. Tích cực thực hiện dạy học lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa” vào môn học. Xây dựng các chủ đề dạy học theo dự án về bảo vệ tài nguyên môi trường “Chống rác thải nhựa”. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề ngoại khóa về giáo dục bảo vệ môi trường “Chống rác thải nhựa”.
Xây dựng các mô hình thu gom và phân loại rác thải trong nhà trường. Thu gom các sản phẩm từ nhựa, ly tô chai nhựa, chai thủy tinh, hộp lon kim loại, giấy vụn, sách báo đã qua sử dụng để tái sử dụng hoặc bán phế liệu. Các đơn vị trường học thường xuyên tổ chức các đợt ra quân vệ sinh dọn dẹp rác thải bảo vệ môi trường trên địa bàn nhà trường, địa bàn dân cư…