- Trẻ hay quên bài vở, mất dụng cụ học tập
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý tới lớp thường hay để quên tập vở ở nhà. Khi từ trường về nhà, trẻ lại thường thường xuyên làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến bố mẹ đau đầu phải mua mới liên tục, dù được dặn dò kỹ lưỡng nhưng trẻ "quên vẫn hoàn quên".
- Trẻ ít giao tiếp với bạn bè
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường thiếu tự tin trong giao tiếp với người xung quanh, kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này càng khiến trẻ gặp khó khăn trong việc thích nghi môi trường mới.
- Trẻ có biểu hiện lơ đãng, hay mơ màng
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý không hề kém thông minh so với bạn bè cùng độ tuổi. Nhưng thường gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.
Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh thường gặp ở trẻ em.
- Trẻ bày tỏ cảm xúc khó khăn
Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường phải đối mặt với chứng nhận thức và trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ đi kèm. Hệ quả tất yếu là trẻ hay gặp khó khăn khi bày tỏ cảm xúc bằng lời hoặc những cử chỉ thông thường.
- Trẻ không tập trung trong lớp học
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im. Xu hướng là trẻ luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, trẻ cảm thấy rất khó chịu, thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế.
Trẻ tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.
- Trẻ dễ nổi giận hay quậy phá
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý rất khó kiềm chế cảm xúc. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.
- Trẻ gặp khó khăn về đọc và viết
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường gặp khó khăn về đọc và viết. Độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm, nên kết quả học tập ở trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý thường không ổn định. Khoảng 20% trẻ mắc chứng bị rối loạn tăng động giảm chú ý cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.
Trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ có các biểu hiện trên phải kéo dài trên 6 tháng, xuất hiện trước 12 tuổi, xảy ra cả ở nhà, trường học và nơi công cộng. Đồng thời rối loạn này cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ của trẻ.
Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?
Để xác định trẻ có bị rối loạn tăng động giảm chú ý hay không hoặc phân biệt trẻ hiếu động, cần phải được khám, đánh giá cụ thể bởi các bác sĩ nhi khoa tâm lý. Các đánh giá triệu chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán. Thực hiện một số trắc nghiệm tâm lý như: Thang tăng động, thang cảm xúc hành vi, trắc nghiệm trí tuệ…
Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý, cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được khám, đánh giá và lập kế hoạch điều trị.
Việc điều trị trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cán bộ y tế. Trẻ có thể cải thiện khi cha mẹ có các biện pháp quản lý hành vi, thái độ ứng xử tích cực, thực hiện những nguyên tắc dựa trên sự tôn trọng và hỗ trợ trẻ tối đa. Đồng thời, trẻ có thể tham gia các khóa trị liệu chuyên sâu hoặc sử dụng thuốc.